Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Ảnh hưởng kích cầu và những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Nhìn chung thị trường trên thế giới, các chuyên viên kinh tế cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn suy thoái, trong đó bắt nguồn từ Mỹ và các quốc gia Âu châu (Developing Countries)_sẽ kéo theo những quốc gia khác. Dĩ nhiên, khi Âu châu và Hoa kỳ bị ảnh hưởng thì khu vực Á châu cũng sẽ không ngoại trừ. Như dự đoán vào tháng 10 năm 2008, IMF cảnh báo rằng một cuộc suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên toàn cầu bắt đầu từ năm 2009 cho đến 7 thập niên sau.


 


Nhận định trên của IMF  chứng nghiệm cho chúng ta thấy được tình trạng suy thoái lần thứ nhất (recession) đã đưa đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nhận định trên cũng cho biết rằng, nguyên nhân của cuộc suy thoái trên một phần do sự thiếu tiên liệu, không tự tin, chủ quan, nhận định không chính xác về sự thay đổi thị trường do vai trò lãnh đạo yếu kém là một phần gây nên. 


 


Gần đây sự bất ổn về kinh tế lẵn chính trị tại Mỹ và khu vực tiêu dùng đồng Euro có hiện tượng suy thoái mạnh hơn. Mặc dầu, dự báo GDP (Gross Domestic Product) các nước phát triễn sẽ tăng lên 1.5% trong năm 2011 và trong khu vực Euro 1.6%. Ngoại trừ Đức và Canada mức độ GDP tăng trưởng 2.0%. Riêng các nước Á châu ( trừ Trung quốc)dự báo trong năm 2011 là 1.5% nhưng thật sự 6 tháng đầu của 2011 GDP là 1.1% do ảnh hưởng sóng thần taiï Nhật. Riêng Trung quốc 6 tháng của 2011 là 1.3%.


 


Những biến chuyển và sự tụt dốc của nền kinh tế hiện nay muốn vượt qua, các quốc gia trên thế giới cần có một lãnh đạo sáng suốt và cương quyết, nhất là phải gạt bỏ yếu tố chính trị mà phải chú trọng vào kinh tế. Như trường hợp Hoa kỳ hiện nay, Chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Ben Bernanke cho biết Ngân Hàng Trung Ương vẫn có cách để cứu vớt nền kinh tế Hoa kỳ, qua con đường hạ thấp lãi xuất để kích thích các công ty và nhà đầu tư vay tiền kinh doanh, tạo nên công ăn việc làm cho người dân.


 


Tuy nhiên, những bộ óc (think tank) trong Qũy Dự Trữ Liên Bang đang gặp phải những vấn đề chính trị lớn khó vượt qua:


 


a, Chủ tịch Hạ viện ông John Boehner và lãnh đạo khối thiểu số Thượng viện Mitch McConnell đã gữi thư đến Ngân Hàng Trung Ương yêu cầu không được có một hành động nào thêm nữa, chẳng những không kích thích được kinh tế mà hành động mới sẽ gây nên tai hại hơn. Sau khi lá thư trên gữi đến Quỹ Dự Trữ Liên Bang, Thượng nghị sĩ hàng đầu của Dân Chủ là ông Charles Schumer đã chỉ trích lá thư trên và tố cáo đảng Cộng Hòa đã can thiệp vào nội bộ của Ngân Hàng Trung Ương.


 


b, Tổng thống Obama đưa ra chương trình tăng thuế cho người giàu, nhưng lại giảm thuế cho công ty. Ông cho rằng với chương trình 3 trillion mỹ kim sẽ vực dậy nền kinh tế Hoa Kỳ và lấp vào khoảng tiền đang thâm thụt. Nhìn chung, mộng tưởng của Obama là thực tế, là thiên đường. Trên lý thuyết, để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, TT Obama giảm thuế công ty và chấp nhận không thành lập công đoàn (Union), với mục đích thu hút các công ty hiện nay của người Mỹ làm chủ đang hoạt động ở nước ngoài như Trung quốc, Ấn độ, Việt nam v.v.. sẽ quay trở lại về Mỹ. Tuy nhiên, sự mạnh dạng đưa ra chương trình 3 trillion là một chiến lược tranh cử muốn lấy phiếu của người nghèo bằng cách duy trì tiền trợ cấp xã hội, dùng tiền thuế của người giàu nuôi người nghèo. Điều mà TT Obama cho rằng đây là công bằng (thật sao?). Nếu đánh thuế cao trên người giàu thì những nhà giàu nầy sẽ không bỏ vốn đầu tư cho dù Ngân Hàng Trung Ương giảm lãi xuất, vì họ phải đánh thuế (430 tỷ tiền lời từ quỹ tiết kiệm; 1,500 tỷ thu từ những người giàu, công ty máy bay, khí đốt và dầu hỏa). Trước đây vào cuối năm 2008 khi Hoa kỳ chuẩn bị bước sang giai đoạn khủng hoảng, TT Obama đã đưa ra Stimulus plan cứu vảng. Nhưng theo các phân tích gia kinh tế cho rằng Stimulus plan đã không mang lại kết quả như mong muốn.


 


c, Mặc dầu Qũy Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ tìm cách giảm lãi xuất nhằm thu hút đầu tư, nhưng điều khó khăn cho chính quyền Obama là không giảm thiểu được nạn thất nghiệp, trong khi cùng một lúc gồng gánh 2 cuộc chiến (Iraq & Afghanistan). Bên cạnh đó, tín dụng Hoa kỳ phân lãi lại tăng, tạo nên làn sóng khủng hoảng tài chánh. Như trường hợp tín dụng Hy lạp bị mất hẳn giá, và vì quyền lợi của chính mình cùng nền tài chánh khối Euro, nên Đức, Pháp và tổ chức Tiền Tệ Quốc tế (IMF) đã ra tay cứu vớt Hy lạp. Mặc dầu gần đây bà Christine Lagarde; Chủ tịch IMF cho biết mức vốn hiện nay của Quỹ về lâu dài không thể đáp ứng hậu quả của những cuộc khủng hoảng sau nầy, và yêu cầu các thành viên phải đóng góp thêm tiền.


 


Phản ứng của việc tăng thuế:


 


Chủ tịch hạ viện John Boehner hoàn toàn không đồng ý với chương trình tăng thuế của Obama. Ông cho rằng chương trình tăng thuế nặng về chi tiêu xã hội nhằm lấy phiếu của người nghèo, đây chỉ là vũ khí để tranh cử của Tổng thống Obama chứ không giúp ích cho nền kinh tế của Hoa kỳ. Ngược bằng chính chương trình nầy không mang lại hiệu quả kinh tế mà Hoa kỳ đang có nhu cầu. Đây sẽ là nguyên nhân chia rẻ trong quần chúng Mỹ và không thu hút cũng như có tính khả thi của các nhà đầu tư. Vì thế ông đưa ra đề nghị rằng: cắt giảm bớt ngân sách chính phủ tiêu dùng hằng năm cùng duyệt xét lại những chương trình trợ cấp khác.  Giống như phản ứng của John Boehner, tại Âu châu các chương trình tăng thuế đềøu bị dân chúng chống đối, ngay cả trong giới thợ thuyền. 


 


Đứng dưới góc nhìn kinh tế, khi Tổng thống Obama áp dụng General Theory of Employment, Interst and Money vào năm 1936 dùng để kích cầu kinh tế (Stimulus plan) của kinh tế gia người Anh John Maynard Keynes, đã không đem lại hiệu quả do ở yếu tố thời gian và hoàn cảnh khác nhau. Thời gian nghĩa là chúng ta đang sinh sống trong môi trường kỹ nghệ điện toán (Information Technology) khác với thời điểm 1936 khi Keynes đưa ra nguyên lý stimulus được áp dụng sau Đệ Nhị Thế Chiến (sau 1945). Sự khác biệt giữa 1936 và 2011 là một thời gian dài để nguyên lý Keynes không còn hiệu quả. Đây chính là mấu chót của sự khác biệt giữa Tổng thống Obama và các chuyên gia kinh tế của ông cùng Quốc Hội Cộng Hòa trong vấn đề kích cầu và tăng thuế lên người giàu. 


 


Stimulus đối với Việt Nam


 


Đi từ những lý giải trên. Bây giờ chúng ta thử đặt lại vấn đề nguyên lý của John Maynard Keynes đối với Việt nam. Trước hết Việt nam sẽ phải đối diện trước 3 biến số vĩ mô: tỷ giá, tiền lời đưa đến lạm phát. Trong tình trạng chung Việt nam không thoát khỏi vòng quây lạm phát của nền kinh tế toàn cầu, trong đó Mỹ và Âu châu đã đóng vai trò trọng đại và tác dụng đến thị trường kinh tế Á Châu. Và Việt nam ta, nằm trong vòng xoắn ấy… Như thế Việt nam phải đối diện với lãi xuất cao và lạm phát là điều không thể tránh khỏi, do bởi áp lực từ đồng Euro, Mỹ kim và cả Nhân dân tệ. Vấn đề thứ 2 là do sự tăng trưởng của tín dụng từ các ngân hàng đưa đến lạm phát. Ngược lại, nếu tín dụng giảm thì lạm phát cũng giảm theo. Và trên lý thuyết của Keynes, Việt nam muốn lạm phát giảm thiểu thì về mặt tiền tệ cần phải thắt chặt, điều nầy có nghĩa là tín dụng phải được giảm thiểu. Điều ấy có nghĩa nữa, là về mặt tích cực khi kinh tế tăng trưởng thì tín dụng tăng theo và lạm phát luôn luôn đi kèm. Đây chính là một ẩn số mà những nhà hoạch định tài chánh (nên) hiểu rằng chi tiêu phải nhắm vào sức tiêu thụ mạnh, thì nạn thất nghiệp mới giảm thiểu và nhà nước thu hoạch đoạt chỉ tiêu. Hiệu quả ấy có thể bình phương lên cùng với chỉ tiêu sơ khởi thì cường độ tiêu thụ mới khả thi. Ngược lại nếu mức tiêu thụ (consumer) của nhân dân ta thấp, thì hiệu quả của stimulus sẽ giảm đi, và gây nên tình trạng thất nghiệp. Đây chính là những cơ bản của Keynes đưa ra. 


 


Biến số thứ 2: Trong những năm qua tỷ lệ tín dụng tăng từ 27-32% do bởi yếu tố đầu tư tăng kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Tỷ lệ trả nợ tín dụng vào khoảng từ 24-28%. Như thế câu hỏi lớn đặt ra: Tại sao giới doanh nghiệp không lấy được vốn? Và vốn chạy về đâu? Chảy ra dòng nào? Thưa rằng: Tổng số 2/3 tín dụng đã chạy qua dòng cổ phiếu (stock market). Đây là nguồn thế chân để ngân hàng cho vay, đồng thời lại có lãi xuất cao hơn. Ấy là nguyên nhân doanh nghiệp không thâu nhập được vốn.


 


Biến số thứ 3: Trung bình năm vừa qua lãi xuất Mỹ kim tăng lên 5.72% trong nước, trong khi đó ở những quốc gia khác lãi xuất lại thấp dưới 1%. Nguyên do của sự khác biệt trên là vì tăng trưởng tín dụng ngoại tệ lên đến 51%. Do đó ngân hàng phải huy động ngoại tệ để bù đắp vào khoảng trống ấy. Giả thuyết nếu nhà nước có thể bảo đảm được mức độ an toàn cho người gữi tiền vào ngân hàng, thì lãi xuất sẽ giảm ở mức độ lên đến 9% (như trường hợp FDIC của ngân hàng tại Mỹ). Thêm vào đó, Việt nam đang bị sức ép lớn đối với nền kinh tế Trung quốc, do bởi tiền Việt nam (đồng) cao hơn tiền Dollar, trong khi đó đồng Nhân dân tệ lại quá thấp so với dollar. Đây còn là nguyên nhân đưa đến việc thâm thụt mậu dịch đưa đến áp lực về tỷ giá với một nền kinh tế (Trung quốc) chỉ thua sau Hoa kỳ. Ở điểm nầy các nhà làm kinh tế cũng cần nên lưu ý rằng: trong tư duy của Keynes cho biết mãi lực kích cầu là do tiêu thụ tạo ra không được thất thoát ra ngoài, mà phải xử dụng tiêu dùng trong nước. Cho nên, nếu trường hợp công nhân nước ngoài vào Việt nam làm việc, sau đó họ mang mãi lực về tiêu dùng trên đất nước họ. Như thế, Việt nam vừa gián tiếp lẫn trực tiếp kích cầu (stimulus) cho  quốc gia khác chứ không cho Việt nam.


 


Biến số thứ 4: Ở trên chúng ta đã xác định (define) một trong số điểm của Keynes. Từ đó, chúng ta tìm hiểu thêm Milton Friedman về: “Quy luật của sức mạnh thị trường”. Trong đó, tại giảng đường của University of Chicago, người nhận giải nobel về kinh tế mang tên Friedman cho chúng ta biết rằng: Khi lãi xuất lên cao thì thị trường tiêu thụ sẽ lạm phát; mức độ tín dụng ngân hàng sẽ giảm dần, thị trường cổ phiếu sẽ lung lay. Và, người dân sẽ bán cổ phần, rút tiền ra ngân hàng để mua vàng, cất giữ. Đây là điều mà nhà nước không muốn.


 


Để khắc phục và ổn định tình trạng kinh tế, nhà nước cần cương quyết điều chỉnh tỷ giá một cách tương xứng. Tương xứng có nghĩa là tiền “Đồng” của Việt nam không bị định giá quá cao. Quyết tâm thực hiện được việc nầy, tiền Đồng sẽ thoát ra ngoài pressure của đồng Euro, Dollar và Nhân dân tệ. Ngoài ra để cân bằng ngân sách đề nghị nhà nước nên có những biện pháp sau đây:


 


-           Tăng thuế những người ngoại quốc đến làm việc tại VN.


-           Tăng thuế lên những công ty ngoại quốc thuê mướn người nước ngoài.


-           Thành lập cơ quan kiểm tra thuế đến các công ty tư nhân, ngăn ngừa tình trạng trốn thuế.


-           Giảm thiểu nhân viên nhà nước, vì hệ thống quản lý nhà nước hiện nay rất cồng kềnh, có nhiều nơi nhân viên chỉ đến công sở tượng trưng 1 vài tiếng đồng hồ trong ngày.


-           Tăng thuế tối đa cho những trường hợp chuyển ngân từ trong nước ra các ngân hàng ngoại quốc (offshore funds)


-           Ngoại trừ quốc phòng (trong thời điểm nầy), chính phủ cần có những chương trình cắt giảm ngân sách v.v..


 


Tóm lại, cho dù các định luận kinh tế từ Keynes đến Friedman hoặc Adam Smith, tất cả đều có giá trị thực tiễn trong đời sống quanh ta hằng ngày. Tuy nhiên, giá trị và hiệu quả ở một mức độ (degree) nào còn tùy thuộc ở cả không gian lẫn thời gian và hoàn cảnh chính trị của từng quốc gia. Nhất là sự sáng suốt trong vai trò lèo lái quốc gia của những nhà lãnh đạo.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Những Thử Thách Có Thể Liên Quan Đến Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam (18-09-2011)
    Voice & Vote (14-07-2011)
    Mission Accomplished? (09-06-2011)
    Ngã rẽ mới trong chủ thuyết Obama (25-05-2011)
    Lá thư chủ nhiệm (12-05-2011)
    Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội. (25-04-2011)
    Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08-04-2011)
    Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08-03-2011)
    Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01-03-2011)
    Wikileaks và quyền tự do thông tin (22-02-2011)
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
    Sự hỗn xược không thể tha thứ (12-11-2010)
    “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12-10-2010)
    Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27-09-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152770150.